Thực hiện nhiệm vụ là cầu nối giữa các trường đại học, viện nghiên cứu với các doanh nghiệp của Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu; chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ 18/5/2023; Sáng ngày 17/5/2023, Viện VKIST tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Nhân sâm - một số kinh nghiệm từ Hàn Quốc”. Mục đích của hội thảo là chia sẻ kinh nghiệm thành công từ Hàn Quốc cho các nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Nhân sâm (Panax ginseng) để áp dụng cho sâm Việt Nam (Panax vietnamensis). Hội thảo có sự tham gia của khoảng 200 người là các nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà quản lý và các chuyên gia đến từ Hàn Quốc.
Tham dự Hội thảo có sự tham gia của Ông Nguyễn Văn Lạng, Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN; Ông Cho Han Deog, Giám đốc KOICA Việt Nam; Ông Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng phụ trách Viện VKIST; Ông Kim Young Soo, Viện trưởng Viện xúc tiến dược liệu và nhân sâm Geumsan; Đại diện Hội đồng Viện; Đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Y tế; Ông Han Hee Young, Phó Tổng Giám đốc Công ty Hyundai Aluminum; Đại diện các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu của Việt Nam và Hàn Quốc đã và đang tham gia vào quá trình nghiên cứu và phát triển về Nhân sâm và sâm Việt Nam.
Toàn cảnh Hội thảo
Ngày 07/11/2022 tại Geumsan, Hàn Quốc đã diễn ra Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy và phát triển nghiên cứu giữa VKIST và Viện xúc tiến Công nghiệp Thảo dược và Nhân sâm GEUMSAN Hàn Quốc (GGHDA). Hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm từ nhân sâm và thảo dược, đưa các sản phẩm từ sâm và thảo dược của Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam và ngược lại, hợp tác thực hiện các nhiệm vụ khoa học liên quan đến phát triển sản phẩm từ nguồn thảo dược thiên nhiên của Việt Nam và Hàn Quốc để phục vụ đời sống.
Trên cơ sở Bản ghi nhớ này, Viện VKIST phối hợp với GGHDA tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Nhân sâm - một số kinh nghiệm từ Hàn Quốc” vào sáng ngày 17/5/2023. Đây cũng là sự kiện chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ 18/5 và kỉ niệm 6 năm ngày thành lập Viện VKIST (18/5).
Ông Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng phụ trách Viện VKIST phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng phụ trách Viện VKIST nhấn mạnh: “Thị trường Sâm tại Việt Nam là lớn và rất nhiều tiềm năng phát triển, và Việt Nam vẫn nhập khẩu rất nhiều nhân sâm và sản phẩm từ nhân sâm hàng năm. Do vậy, việc đất nước sở hữu loài sâm Việt Nam quý và tốt là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp, nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu phát triển sản phẩm từ sâm Việt Nam để đáp ứng thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Mục tiêu của Hội thảo là chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc về nghiên cứu phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ nhân sâm. Hy vọng thông qua Hội thảo này, các doanh nghiệp và nhà nghiên cứu của Việt Nam sẽ thu được những kinh nghiệm tốt, cập nhật được nhiều thông tin mới nhất, các ý tưởng hay về sâm và sản phẩm từ nhân sâm từ các Diễn giả Hàn Quốc. Tôi cũng hy vọng các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu của Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tìm được nhiều ý tưởng chung và sự hợp tác trong nghiên cứu phát triển sản phẩm và phân phối tại Việt Nam”.
Ông Cho Han Deog, Giám đốc KOICA Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
“Tại lễ hoàn công VKIST được tổ chức vào tháng 1 vừa qua với sự chứng kiến của các vị Chủ tịch Quốc hội đến Hàn Quốc và Việt Nam, ngài Kim Jin-Pyo đã phát biểu rằng. “Các hoạt động ngh iên cứu đổi mới sáng tạo để trở thành cái nôi phát triển công nghệ ứng dụng của Việt Nam sẽ được tiến hành tại VKIST - biểu tượng của sự hợp tác giữa Việt Nam - Hàn Quốc”. Sự kiện hôm nay sẽ là một ví dụ điển hình cho điều đó.
Hiện nay, với nguồn dược liệu dồi dào của Việt Nam, kinh nghiệm và bí quyết công nghệ của Hàn Quốc, năng lực R&D và cơ sở hạ tầng nghiên cứu tốt của KIST và VKIST, tôi tin rằng các bên sẽ phối hợp tốt trong việc phát triển và thương mại hóa sản phẩm từ nhân sâm. Chắc chắn đây sẽ là thời điểm thuận lợi để giới thiệu các bí quyết và công nghệ tiên tiến được tích lũy bởi Viện xúc tiến thảo dược và nhân sâm tại Geumsan, vùng trồng nhân sâm tiêu biểu nhất của Hàn Quốc, đến Việt Nam”, Ông Cho Han Deog, Giám đốc KOICA Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo.
Tại Hội thảo, các nhà khoa học Việt Nam và Hàn Quốc đã chia sẻ kiến thức, kết quả nghiên cứ về nhân sâm và sâm Việt Nam; lịch sử và kinh nghiệm nghiên cứu phát triển sản phẩm từ Nhân sâm (Panax ginseng) để phụ vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu ra nhiều nước khác.
PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển, ĐH Dược Hà Nội chia sẻ về chủ đề: “Giới thiệu về Sâm (Panax spp): thị trường; sản phẩm và kiểm soát chất lượng sản phẩm sâm tại Việt Nam”.
Các diễn giả Hàn Quốc tại Viện nghiên cứu Nhân sâm Geumsan, Hàn Quốc (GGHDA) đã giới thiệu về lịch sử của ngành công nghiệp nhân sâm Hàn Quốc nói chung và của Geumsan nói riêng. Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ nhân sâm từ trước cho đến nay và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai. Các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu Việt Nam đã tiếp nhận và hiểu rõ hơn về vùng trồng nhân sâm Geumsan của Hàn Quốc, nơi có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc trồng và phát triển nhân sâm có chất lượng tốt. Nhân sâm Geumsan Hàn Quốc, đặc biệt là nhân sâm của thương hiệu Geumhong được đánh giá là nhân sâm có chất lượng tốt và được thế giới biết đến nhiều.
Ông Cho Sang Won, Viện nghiên cứu Nhân sâm Geumsan, Hàn Quốc (GGHDA) Chủ đề: “Sự thay đổi của ngành sản xuất các sản phẩm nhân sâm Hàn Quốc và triển vọng tương lai” và ông Kim Jinseong, Viện nghiên cứu Nhân sâm Geumsan, Hàn Quốc (GGHDA) Chủ đề: “Kế hoạch Nghiên cứu và Phát triển lâm sàng về Nguyên liệu tiêu chuẩn để tăng cường khả năng miễn dịch của Nhân sâm”
Ông Jo Yunho, Viện nghiên cứu Nhân sâm Geumsan, Hàn Quốc (GGHDA) Chủ đề: “Thực trạng các sản phẩm sử dụng nhân sâm Geumsan và việc thương mại hóa”.
Cũng tại hội thảo các đại biểu, khách mời, doanh nghiệp đã trao đổi thảo thuận cùng Diễn giả Hàn Quốc
Gian hàng của Viện VKIST tại Hội thảo
Tại sự kiện, VKIST đã tổ chức các gian hàng dành cho các doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm để các nhà nghiên cứu và người tiêu dùng được trực tiếp trải nghiệm các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ sâm, thưởng thức các đồ uống, món ăn chế biến từ nhân sâm và các sảm phẩm từ thảo dược.
Trong phần Kết luận, Phó Viện trưởng PGS.TS Phương Thiện Thương nêu ra các nội dung chính đã trình bày trong Hội thảo là các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp Hàn Quốc đã chia sẻ lịch sử trồng trọt và phát triển sản phẩm từ nhân sâm (Panax ginseng) của Hàn Quốc; chia sẻ các kết quả, kinh nghiệm nghiên cứu phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe gần đây để đáp ứng thị trường Hàn Quốc và xuất khẩu ra các nước khác trong đó có Việt Nam. Từ lịch sử 500 năm trồng nhân sâm làm thuốc, hơn 100 năm phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Nhân sâm đã đem lại cho Hàn Quốc nền công nghiệp Nhân sâm lên tới gần chục tỷ đô la mỗi năm. Với cách tiếp cận từ nhu cầu thị trường, đến nay các sản phẩm từ nhân sâm Hàn Quốc rất đa dạng, xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới và cho tất cả các đối tượng, phân khúc khách hàng. Điều này khác với chúng ta vì hiện nay chỉ người giàu mới có khả năng sử dụng các sản phẩm từ Sâm Việt Nam do giá thành quá đắt. Việc học hỏi kinh nghiệm phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Nhân sâm (Panax ginseng) của Hàn Quốc để áp dụng vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis) là việc nên làm cho doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu Việt Nam. Những bài học từ thành công và cả khó khăn của Hàn Quốc sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp Việt Nam đưa ra ý tưởng tốt để xác định sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Nhân sâm và Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis) và lên kế hoạch thực hiện tốt nhất.
Ông Phương Thiện Thương, Phó Viện trưởng Viện VKIST phát biểu tại kết luận Hội thảo
Sự thành công của Hội thảo lần này là cơ sở cho VKIST sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động hội thảo chuyên đề sâu về việc nghiên cứu phát triển sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ Sâm nói riêng và từ thảo dược nói chung. VKIST cũng hy vọng các doanh nghiệp, nhà nghiên cứu của Việt Nam và Hàn Quốc sẽ tìm được nhiều sự hợp tác trong nghiên cứu phát triển sản phẩm trong tương lai.