Nghiên cứu này được trình bày vào ngày 20/6 tại Diễn đàn Vi sinh vật Thế giới, hội nghị trực tuyến của Hiệp hội Vi sinh vật Hoa Kỳ (ASM), Liên đoàn Hiệp hội Vi sinh vật châu Âu (FEM) và một số hiệp hội khác.
Ảnh minh họa. Nguồn: The Tribune
Những phát hiện lâm sàng trước đây cho thấy một số bệnh nhân COVID-19 từ vừa tới nặng có các triệu chứng về dạ dày – ruột, trong khi nhiều bệnh nhân khác chỉ có dấu hiệu nhiễm trùng ở phổi. Mohammed Ali, nghiên cứu sinh tiến sĩ Y khoa ở Đại học Yonsei chia sẻ “Chúng tôi tự hỏi liệu vi khuẩn sống trong ruột có thể bảo vệ ruột khỏi sự xâm nhập của virus hay không”.
Để kiểm tra giả thuyết này, các nhà nghiên cứu đã sàng lọc xem vi khuẩn sống trong ruột có kháng nCoV không và kết quả cho thấy vi khuẩn Bifidus, vốn có khả năng ức chế các vi khuẩn khác như H.pylori và hội chứng ruột kích thích, có khả năng này. Các nhà nghiên cứu cũng sử dụng công nghệ máy học để tìm kiếm các hợp chất có khả năng chống lại bệnh tật trong cơ sở dữ liệu chứa các phân tử do vi khuẩn sản sinh. Họ tìm thấy một số hợp chất có tác dụng với nCoV. “Để đào tạo mô hình, chúng tôi sử dụng các bộ dữ liệu về virus corona trước đây. Cách tiếp cận này dường như khá hữu ích bởi những mục tiêu đó có chung đặc điểm với nCoV”, Ali chia sẻ.
Cũng theo Ali, nhiều loại thuốc kháng sinh và liệu pháp điều trị ung thư hiện nay là những hợp chất vi khuẩn sử dụng để cạnh tranh với nhau bên trong đường ruột, ban đầu chúng được tinh chế từ chất do vi sinh vật tiết ra. Việc tìm ra các phân tử kháng nCoV sẽ là một phương pháp đầy hứa hẹn để phát triển các chế phẩm sinh học tự nhiên hoặc được thiết kế để mở rộng các kỹ thuật phòng ngừa và điều trị bệnh.