Tơ nhện có thể cải thiện khả năng chống ung thư

Thứ tư, 16/03/2022 | 14:00

Các nhà khoa học Thụy Điển đã tìm ra cách sử dụng protein tơ nhện để tăng cường p53, một loại protein tiêu diệt ung thư trên người.

to-nhen-ung-thu-2322-1647404972

Mạng nhện của loài Argiope amoena. Ảnh: Ramakrishna Bhat

Mềm dẻo nhưng bền chắc, tơ nhện là một trong những loại vật liệu đáng kinh ngạc nhất trong thế giới tự nhiên. Với những đặc điểm ưu việt, nó đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu y học, từ liệu pháp gene đến phẫu thuật tái tạo.

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Structure hôm 14/3, các nhà khoa học từ Viện Karolinska (KI) ở Thụy Điển đã phát hiện thêm một công dụng bất ngờ của vật liệu này, đó là giúp ổn định và tăng cường một loại protein chống ung thư được gọi là p53.

Protein p53 đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi ung thư, một phần bằng cách phát hiện và ngăn chặn các đột biến gene gây bệnh. Nếu một tế bào thiếu p53 chức năng, nó sẽ nhanh chóng trở thành một tế bào ung thư phân chia không kiểm soát. Do đó, các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang cố gắng phát triển các phương pháp điều trị theo một cách nào đó dựa vào p53.

"Tuy nhiên, vấn đề là các tế bào chỉ tạo ra một lượng nhỏ p53 và sau đó nhanh chóng phân hủy nó vì đây là một protein rất lớn và rối loạn", tác giả chính của nghiên cứu Michael Landreh cho biết. "Chúng tôi đã lấy cảm hứng từ tự nhiên, sử dụng protein tơ nhện để ổn định p53. Tơ nhện bao gồm các chuỗi dài các protein ổn định cao và là một trong những polymer tự nhiên mạnh nhất".

Bằng cách gắn một phần nhỏ của protein tơ nhện tổng hợp vào protein p53 của con người, sau đó đưa vào tế bào, Landreh nhận thấy, các tế bào bắt đầu sản xuất p53 với số lượng lớn. Protein mới cũng được chứng minh là ổn định hơn p53 thông thường và có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư. Sử dụng kính hiển vi điện tử, mô phỏng máy tính và phương pháp khối phổ, nhóm nghiên cứu có thể chỉ ra lý do cho điều này nằm ở cách protein tơ nhện quản lý để tạo cấu trúc cho các phần bị rối loạn của p53.

Trong giai đoạn tiếp theo, Landreh cùng các cộng sự có kế hoạch nghiên cứu chi tiết cấu trúc của protein và cách các bộ phận khác nhau của nó tương tác để ngăn ngừa ung thư. Họ cũng muốn hiểu rõ các tế bào bị ảnh hưởng như thế nào bởi protein p53 mạnh mới.

"Tạo ra một biến thể ổn định hơn của p53 trong tế bào là một cách tiếp cận đầy hứa hẹn đối với liệu pháp điều trị ung thư và giờ đây chúng ta đã có một công cụ đáng để khám phá", Giáo sư cấp cao Sir David Lane tại KI, đồng tác giả của nghiên cứu, nhấn mạnh. "Cuối cùng, chúng tôi hy vọng sẽ phát triển một loại vaccine ung thư dựa trên mARN, nhưng trước khi làm được điều đó, chúng tôi cần biết cách xử lý protein trong tế bào nếu số lượng lớn của nó có thể gây độc".

Nghiên cứu của Viện Karolinska được hỗ trợ bởi Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Thụy Điển (SSF), Hiệp hội Ung thư Thụy Điển, Hội đồng Nghiên cứu Thụy Điển, Vinnova, Quỹ Olle Engkvist, Hiệp hội Nghiên cứu Y khoa Thụy Điển (SSMF), Formas và Quỹ Åke Wiberg.

Từ khóa: Tin KH&CN

Bài liên quan

Tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu chế tạo vật liệu quang xúc tác nanocomposite trên cơ sở TiO2 pha tạp Vanadium/graphitic carbon nitride (g-C3N4) và graphene oxide định hướng ứng dụng xử lý nước thải dệt nhuộm”.
Tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu chế tạo vật liệu quang xúc tác nanocomposite trên cơ sở TiO2 pha tạp Vanadium/graphitic carbon nitride (g-C3N4) và graphene oxide định hướng ứng dụng xử lý nước thải dệt nhuộm”.
Chủ nhật, 20/08/2023 | 16:00
Nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu tổng hợp nhựa có khả năng tự phân hủy sinh học Polylactic acid (PLA) từ phụ phẩm (vỏ) quả cà phê, ứng dụng chế tạo màng, tấm nhựa thân thiện môi trường”.
Nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu tổng hợp nhựa có khả năng tự phân hủy sinh học Polylactic acid (PLA) từ phụ phẩm (vỏ) quả cà phê, ứng dụng chế tạo màng, tấm nhựa thân thiện môi trường”.
Thứ bảy, 19/08/2023 | 10:00
Họp hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu và phát triển cảm biến nhiệt độ dựa trên quang sợi sử dụng cách tử Bragg ứng dụng theo dõi trường nhiệt độ dải rộng đa điểm”
Họp hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu và phát triển cảm biến nhiệt độ dựa trên quang sợi sử dụng cách tử Bragg ứng dụng theo dõi trường nhiệt độ dải rộng đa điểm”
Thứ sáu, 18/08/2023 | 17:00
Họp hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng (RS-3) từ tinh bột dong riềng (Canna edulis) ứng dụng trong sản xuất thực phẩm có chỉ số đường máu thấp”
Họp hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng (RS-3) từ tinh bột dong riềng (Canna edulis) ứng dụng trong sản xuất thực phẩm có chỉ số đường máu thấp”
Thứ ba, 15/08/2023 | 09:00
'Ngồi một chỗ khó mong sản phẩm nghiên cứu đến triệu người dùng'
'Ngồi một chỗ khó mong sản phẩm nghiên cứu đến triệu người dùng'
Thứ năm, 27/07/2023 | 09:00
13 dự án vào vòng AI Tech Matching
13 dự án vào vòng AI Tech Matching
Thứ hai, 12/09/2022 | 17:00
AI có thể 'thay đổi mọi thứ theo cách đáng sợ'
AI có thể 'thay đổi mọi thứ theo cách đáng sợ'
Chủ nhật, 28/08/2022 | 10:00
Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2023
Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2023
Thứ tư, 10/08/2022 | 12:00
Chiếc tai nhân tạo làm từ mực sinh học chỉ trong mười phút
Chiếc tai nhân tạo làm từ mực sinh học chỉ trong mười phút
Thứ tư, 20/07/2022 | 10:00
Thu hút công nghệ cao chuyển đổi nền kinh tế xanh ở Việt Nam
Thu hút công nghệ cao chuyển đổi nền kinh tế xanh ở Việt Nam
Thứ bảy, 21/05/2022 | 09:00