Công cụ hữu hiệu nhất trong cuộc chiến chống corona virus vẫn là tiêm chủng. Tuy nhiên do xuất hiện nhiều đột biến của virus nên người ta lo ngại đến một lúc nào đó sẽ hình thành biến thể có khả năng chống lại các loại vaccine đã được công nhận và các loại vaccine đó sẽ mất tác dụng.
Ở đâu có nhiều virus, ở đó nguy cơ đột biến cao.
Tổ cố vấn khoa học cho Chính phủ Anh đã cảnh báo với Chính phủ về “một khả năng có thể xảy ra”, sẽ xuất hiện một biến thể có khả năng đề kháng làm cho các vaccine đã được phê duyệt mất hiệu lực. Tờ Guardian của Anh đã đưa tin về vấn đề này. Một thành viên của Tổ cố vấn đã nói “các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học phải rất nghiêm túc đối với vấn đề này vì nó [biến thể virus] có thể đánh bật chúng ta”.
Tuần trước nhà miễn dịch học Anthony Fauci, cố vấn Chính phủ Mỹ cũng đề cập đến nguy cơ xuất hiện đột biến kháng thuốc.
Vậy nỗi lo ngại này có thỏa đáng? Nguy cơ xuất hiện virus corona kháng vaccine trong những tuần tới, tháng tới thực sự lớn đến đâu?
Vaccine vẫn còn khả năng bảo vệ
Theo Peter Kremsner, chuyên gia về lây nhiễm của Bệnh viện trường Đại học Tübingen, lãnh đạo Viện Y học nhiệt đới, y học du lịch và ký sinh trùng ở người cho rằng hiện tại chưa có lý do gì để phải quá lo lắng. Kremsner cho biết, tuy có những trường hợp đột biến duy nhất ở một điểm cũng có thể gây tác dụng vô hiệu hóa thuốc 100%. Điều này đã xảy ra với vài loại thuốc kháng sinh, chỉ cần một thay đổi nhỏ ở mầm bệnh cũng dẫn đến đề kháng hoàn toàn. “Nhưng điều này chưa xảy ra ở vaccine”.
Thường thì các loại vaccine phức tạp hơn và phần lớn nhắm vào nhiều loại biểu mô – tức vào các phần của phân tử nơi các kháng thể hay các tế bào T có thể đeo bám và tạo ra phản ứng tự vệ. Nếu virus có sinh một vài đột biến thì phản ứng miễn dịch (tự vệ) sẽ ít nhiều bị giảm sút, nhưng sự bảo vệ vẫn còn đó.
Nhưng trong trường hợp cùng lúc có nhiều biến đổi trong bộ gene của virus thì cũng có nguy cơ vaccine bị giảm hiệu lực. Do vậy, Kremsner cảnh báo: “Sẽ tiếp tục xuất hiện các biến thể một khi virus xuất hiện nhiều và từ đó dẫn đến nhiều đột biến”. Khối lượng virus mỗi lần sinh sôi có thể bị biến đổi và đây là điều có ý nghĩa quyết định dẫn đến đột biến có thể diễn ra nhanh chóng như thế nào.
Điều này còn có nghĩa là nơi nào có nhiều người bị lây nhiễm virus corona thì có nhiều nguy cơ sinh ra thêm và lây lan virus đột biến. Và ở đâu có nhiều người bị lây nhiễm ở đó nhiều người chưa tiêm chủng.
Độ phủ vaccine làm tăng áp lực với virus
Như vậy có nghĩa là số người không tiêm chủng ảnh hưởng đáng kể đến nguy cơ xuất hiện các đột biến virus mới. Kremsner nói: “độ phủ vaccine làm tăng áp lực lên virus”. Nếu chỉ có một số người tiêm chủng thì virus được lợi thế có thể thoát khỏi phản ứng tự vệ của hệ thống miễn dịch.
Đột biến có thể gây lây nhiễm vào những người đã tiêm chủng tuy nhiên điều đó không nhất thiết làm cho virus đột biến nguy hiểm hơn đến tính mạng con người : “Các mầm bệnh lây lan tốt nhất là những mầm bệnh chiếm ưu thế trong việc ‘chung sống’ với con người. Theo quy luật, đây không phải là những virus gây chết người - không phải là những virus gây tử vong đặc biệt nhanh chóng và thường xuyên,” Kremser nói. Bởi vì virus không thể tồn tại nếu thiếu vật truyền bệnh, chúng cần có các tế bào lạ để nhân lên tức là để truyền tiếp tục gene di truyền của chúng. Nếu vật chủ chết sớm thì virus chả được lợi lộc một chút gì.
Một lúc nào đó virus sẽ đột biến ít nguy hiểm hơn để “chung sống” lâu dài với con người? Khi nào điều này có thể xảy ra? Nhưng các nhà khoa học vẫn rất khó để dự báo một cách chính xác rằng tới đây Sars-CoV-2 sẽ tiếp tục phát triển như thế nào.
Chúng ta chỉ biết rằng, hai vấn đề - một là sự phát triển nhanh chóng của virus ở những nơi chưa tiêm chủng và sự thích nghi về tiến hóa sinh học của virus trong một xã hội - phần nào do chưa tiêm chủng chỉ có thể giải quyết bằng cùng một biện pháp: tiêm chủng, thật nhanh và rộng khắp. Một khi virus không tìm thấy vật chủ mới thì nó không có thể tiếp tục đột biến.
Hiện tại có tình trạng ở một số tỉ lệ người đã tiêm chủng quá thấp – với chỉ khoảng 30% được tiêm chủng đầy đủ. Ở Đức cứ 100 người thì có 115 lọ vaccine (tức là khoảng 50- 60% được tiêm chủng), ở Ấn Độ chỉ khoảng 38 lọ, tương đương 17% được tiêm chủng. Tại châu Phi đến cuối tháng bảy vừa qua, số người tiêm chủng đầy đủ mới đạt 1,5%.
Khi virus tiếp tục phát triển tại một phần của thế giới thì khi có điều kiện và thời gian nó có thể đột biến va tạo sức đề kháng khi đó con virus này sẽ nguy hiểm cả bởi những nước đã tiêm chủng đầy đủ và người dân đã được miễn dịch với các biến thể hiện nay. Điều đó có nghĩa là không một nước nào trên thế giới có thể một mình chấm dứt được đại dịch.
Biến thể Lambda Bộ Y tế Philippines ngày 15/8 thông báo nước này vừa ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Lambda là một phụ nữ 35 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại Bộ Y tế Philippines chưa xác định liệu bệnh nhân này nhiễm bệnh khi ở địa phương hay từ nước ngoài trở về. Được biết bệnh nhân không có triệu chứng và đã hồi phục sau 10 ngày cách ly. Nhà chức trách Philippines đang khẩn trương truy vết tiếp xúc liên quan tới bệnh nhân này.
Biến thể Lambda lần đầu tiên được ghi nhận ở Peru vào cuối năm 2020 và được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại biến thể “đáng được lưu tâm” hồi tháng sáu năm ngoái. Hiện một số kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy biến thể này có các đột biến kháng lại được các kháng thể do vaccine tạo ra và đang được đánh giá là có độc lực không thua kém biến chủng Delta.
Tại Peru, biến thể Lambda là “thủ phạm” gây ra 80% ca mắc Covid-19 mới, tính riêng trong tháng bảy vừa qua. Biến thể này đang được lo ngại có nguy cơ trở thành biến chủng chủ đạo ở Nam Mỹ và khiến số ca mắc Covid-19 tăng cao ở hàng loạt nước như Argentina, Colombia, Ecuador, Chile, Brazil, Mexico./.
Theo Reuters
|