Một số lưu ý về Phòng, Chống dịch virus Corona (Covid 19)

Thứ tư, 18/03/2020 | 18:08

Đại dịch Covid 19 đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhằm nâng cao vai trò và nhận thức cao về phòng, chống covid 19, VKIST trân trọng chia sẻ một số câu hỏi và trả lời về Covid 19 (dựa theo tài liệu phổ biến từ KIST).

1. Q) Corona 19 là chủng virus gì?

A) Là chủng vi rút mới chưa từng được xác định ở người gây ra các bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng nhẹ thì giống như cảm cúm, nghiêm trọng hơn là có thể bị viêm phổi, bắt nguồn tại Vũ Hán- Trung Quốc vào cuối năm 2019 và hiện nay việc nhiễm bệnh đã diễn ra rộng rãi và lan ra toàn thế giới. Hiện nay, con người chưa có kháng thể để chống lại loại vi rút này nên mức độ và cường độ lây lan rất nhanh và mạnh; hiện nay, WHO đã công bố vi rút covid 19 là một đại dịch.

2. Q) Corona 19 có thể sống trong không khí nhiều hơn 5 ngày?

A) Đây là một nhận định sai.

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đưa ra kết luận về thời gian vi rút này có thể tồn tại trong môi trường.

Thông thường vi rút Corona không thể tồn tại đơn lập lâu trong không khí. Tuy nhiên, chúng ta cần ghi nhớ rằng, các nghiên cứu đã chỉ ra vi rút Corona SARS từng gây ra dịch bệnh lây nhiễm vào năm 2002 có thể tồn tại vài ngày trên các bề mặt chất lỏng bị ô nhiễm từ cơ thể người như đờm dãi hoặc chất thải rắn từ người.

3. Q) Người lớn có khả năng miễn dịch tốt có thể an tâm không?

A) Không đúng.

Trong trường hợp của Hàn Quốc thì hơn 40% người bị nhiễm bệnh ở trong độ tuổi 20~30 tuổi đặc biệt lượng bệnh nhân độ tuổi 20 chiếm số lượng hơn hẳn.

Bởi đây là một chủng vi rút hoàn toàn mới nên con người vẫn chưa hình thành hệ miễn dịch.

Cho đến nay, các trường hợp tử vong tại Hàn Quốc đều là các bệnh nhân cao tuổi và có tiền sự bệnh trước đó tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng những lớn khoẻ mạnh có thể yên tâm với dịch bệnh này.

4. Q) Vì đã có thuốc tiêm chủng phòng Corona 19 thì hệ miễn dịch có quan trọng không?

A) Hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh, nhưng dù có phát triển thành công vắc xin thì cũng phải mất ít nhất 1 năm trước khi có thể đưa ra sử dụng rộng rãi. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ báo cáo nào về phương pháp điều trị hiệu quả cụ thể.

Bởi vậy, hệ miễn dịch càng khoẻ mạnh dù có bị nhiễm vi rút cũng duy trì được mức độ bệnh nhẹ và nhanh chóng vượt qua dịch bệnh, chúng tôi cho rằng việc duy trì và tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp ích rất nhiều trước tình hình dịch bệnh hiện nay.

5. Q) Khi bị nhiễm Corona 19 thì ngoài các triệu chứng ở hệ hô hấp còn có những triệu chứng nào khác nữa?

A) Bên cạnh những triệu chứng sốt, đau nhức mỏi cơ, đau họng giống như cảm cúm thông thường thì bệnh nhân có thể cảm nhận thấy ho nhiều hơn, hụt hơi thở.

Khi tiến hành chụp chiếu CT thì có thể thấy phổi bị tổn thương nghiêm trọng nhưng bản thân người bệnh không tự nhận thấy tình hình sức khoẻ giảm sút nên đây là những trường hợp bị chậm chẩn đoán và điều trị.

Bên cạnh đó, cũng có người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau đầu, đi ngoài trước nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn hơn.

6. Q) Corona 19 sẽ tiếp tục lây nhiễm vào mùa hè?

A) Đúng.

Hiện nay chúng ta đang được biết rằng, Corona 19 hoạt động mạnh và lây lan rộng trong điều kiện thời tiết lạnh và khô.

Vào mùa hè, độ ẩm và nhiệt độ tăng cao thì chúng ta có thể kỳ vọng rằng Corona 19 bị kiềm hãm sự phát triển và mức độ lây lan nhưng, hiện nay, tại các quốc gia có nền nhiệt cao vẫn tiếp tục phát sinh các trường hợp mắc bệnh, nên khó có thể kỳ vọng rằng khi thời tiết chuyển sang mùa hè thì mức độ lây lan có thể giảm đi.

7. Q) Tình hình dịch bệnh Corona 19 trong tương lai sẽ như thế nào?

A) Giữa tình hình dịch bệnh đang lây lan rộng ra toàn thế giới, tại Hàn Quốc hiện nay vẫn tiếp tục phát hiện ra các ca nhiễm tập thể ở quy mô nhỏ trên toàn quốc, dự kiến các ca nhiễm sẽ vẫn gia tăng trong thời gian sắp tới.

Chúng tôi cho rằng, các biện pháp kêu gọi người dân hạn chế ra ngoài, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn trong hoạt động xã hội đang góp phần đáng kể trong việc khống chế giảm thiểu các ca nhiễm mới.

Nếu những nỗ lực này không được quan tâm, chúng tôi lo ngại rằng sẽ lại làm cho dịch bệnh bùng nổ lại.

8. Q) Dùng khẩu trang là có thể phòng tránh được Corona 19?

A) Đúng một nửa.

Khi người xung ho, hắt xì hơi hoặc nói to, việc đeo khẩu trang sẽ có vai trò giúp cho chúng ta tránh được những giọt dịch bắn ra và thâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường mũi và miệng từ đó giúp ngăn chặn lây lan nhiễm Corona 19. Tuy nhiên, nếu chúng ta sử dụng không đúng cách thì cũng không đảm bảo được hiệu quả, bởi khi dùng tay bị nhiễm bẩn chạm lên mặt thì vẫn còn nguyên các nguy cơ bị lây nhiễm, do vậy, bên cạnh việc sử dụng khẩu trang, phải thường xuyên vệ sinh giữ cho tay được sạch.

9. Q) Thế nào là dùng khẩu trang đúng cách?

A) Quan trọng nhất là phải luôn giữ cho khẩu trang che kín toàn bộ mũi và miệng. Phần trên của khẩu trang được phân biệt bởi phần có nẹp inox, phải được án sát khít sống mũi thì được coi là sử dụng khẩu trang đúng cách.

Mặt ngoài của khẩu trang sau khi sử dụng xong có thể bị nhiễm bẩn bởi vi rút nên tuyệt đối khi tháo bỏ khẩu trang không được chạm tay vào mặt ngoài này. Việc dùng hai tay cầm lấy hai bên quai dây đeo trên tai và tháo bỏ khẩu trang là hết sức quan trọng. Nếu nghĩ rằng có thể do vô tình mà tay đã chạm vào mặt ngoài của khẩu trang thì phải ngay lập tức đi rửa, vệ sinh tay.

10. Q) Sử dụng khẩu trang KF80, KF94, khẩu trang bằng vải, hay bất kỳ loại khẩu trang nào đều được?

A) Corona 19 lây lan chủ yếu thông qua đường giọt bắn ở khoảng cách gần nên trong trường hợp này không nhất thiết phải sử dụng khẩu trang y tế mà chỉ cần sử dụng khẩu trang đúng cách là đã có thể kỳ vọng vào hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh. Đội ngũ y bác sỹ sẽ phải tiếp xúc và có nguy cơ lây nhiễm cao hơn bởi những hạt khí dung còn nhỏ và nhẹ hơn cả giọt bắn thì cần phải sử dụng bộ đồ bảo hộ đặc biệt.

11. Q) Có thể tái sử dụng khẩu trang không?

A) Về nguyên tắc đúng là không tái sử dụng khẩu trang.

Trong trường hợp sử dụng khẩu trang khi ở cự ly gần với người mắc bệnh, có thể coi cái khẩu trang chúng ta đã đeo bị dính vi rút 19, vì vậy việc vứt bỏ chiếc khẩu trang đó sau khi sử dụng xong mới đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, với tình trạng gần đây, do khan hiếm khẩu trang, với trường hợp khẩu trang không bị nhiễm bẩn thì có thể coi như không còn lựa chọn nào khác là có thể treo lên ở vị trí sạch rồi tái sử dụng.

12. Q) Những loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như kim chi, gừng hoặc các thực phẩm chức năng khác có giúp phòng chống Corona 19?

A) Sai.

Đây là những thông tin chưa được kiểm chứng y học về tính hiệu quả. Việc chúng ta duy trì một chế độ vận động đều đặn, hợp lý, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ và giảm thiểu căng thẳng sẽ là biện pháp hữu hiệu hơn.

13. Q) Liệu bệnh này có bị lây nhiễm thông qua những hộp đồ gửi chuyển phát đến từ Trung Quốc không?

A) Sai.

Cho dù bề mặt của hộp đồ có bị dính vi rút Corona 19 đi chăng nữa thì vi rút này cũng không thể sống được trong suốt thời gian vận chuyển được. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp người vận chuyển hộp đồ đến tay chúng ta bị nhiễm vi rút Corona 19 nên nhất thiết phải có thói quen vệ sinh tay ngay sau khi mở hộp đồ và lấy đồ vật.

14. Q) Sử dụng hệ thống phương tiện giao thông công cộng như tàu điện ngầm, bus có thể bị lây nhiễm?

A) Đúng.

Trong trường hợp sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chúng ta không thể tránh khỏi việc phải tiếp xúc với nhiều xung quanh trong một cự ly gần nên rất dễ dàng lây nhiễm từ nước bọt hoặc giọt bắn. Hơn nữa, các vị trí tay cầm do có nhiều cùng cầm nắm sử dụng sẽ làm tay bị dính vi rút và bàn tay đó lại đưa lên sờ mặt thì hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh!

Việc luôn luôn đeo khẩu trang là rất quan trọng, cùng với thói quen thường xuyên rửa tay sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng tránh bệnh dịch.

15. Q) Vi rút này có gây ra lây nhiễm thông qua hệ thống nhà vệ sinh trong khu chung cư không?

A) Mặc dù có trường hợp phát hiện ra vi rút có lẫn trong chất thải rắn của người bệnh nhiễm vi rút Corona 19 nhưng cho đến nay vẫn chưa có báo cáo nào thông tin về việc vi rút bị phát tán và lây nhiễm thông qua hệ thống nhà vệ sinh.

Tuy nhiên, khi xảy ra đại dịch SARS vào năm 2002 thì đã từng có trường hợp một nhóm ca bệnh xuất hiện trong cùng một khu chung cư. Khi chúng ta giật nước bồn cầu thì có thể vi rút sẽ bị bắn lên và tồn tại trong không khí, và theo kết quả điều tra thì do đường ống thoát nước thải bị rò rỉ đã dẫn đến việc vi rút bị phát tán và lây lan ra cộng đồng dân cư sống trong khu chung cư này.

Chúng ta nên hình thành thói quen đậy nắp bồn cầu trước khi giật nước sẽ tốt hơn.

16. Q) Hội họp đông người không sao cả?

A) Sai.

Khi tham gia vào buổi họp thì chúng ta sẽ ngồi ở khoảng cách gần với những người cùng có mặt, nguy cơ lây nhiễm hoàn toàn có thể có thông qua giọt bắn hoặc nước bọt bắn ra trong quá trình trao đổi nói chuyện.

Sẽ tốt hơn nếu chúng ta thay thế bằng hình thức nhắn tiên, điện thoại hoặc trao đổi bằng email, hoặc các hình thức họp trực tuyến.

17. Q) Chúng ta phải sử dụng nhà ăn tập thể của nhân viên như thế nào?

A) Khi chúng ta dùng bữa tại nhà ăn tập thể thì bắt buộc chúng ta phải cởi bỏ khẩu trang nhưng nguy cơ lây nhiễm vẫn có nếu chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện giao tiếp với mọi người xung quanh.

Trước khi dùng bữa, trong thời gian đi lấy thức ăn nhất thiết phải sử dụng khẩu trang và chỉ cởi bỏ khẩu trang ngay trước khi bắt đầu ăn.

Chúng ta cũng nên duy trì một khoảng cách ngồi xa nhất định đối với đồng nghiệp tránh ngồi trực diện đối mặt nhau sẽ tốt hơn.

LỜI KẾT

Virus corana đã trở thành đại dịch toàn cầu. Chúng ta không nên chủ quan là có thể dễ dàng khắc phục được dịch bệnh những cũng nên tránh không nên quá sợ hãi và đầu hàng trước chủng vi rút mới này.

Hãy tìm hiểu và nắm bắt được thông tin chính xác đầy đủ về Corona 19, tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh cá nhân để giữ gìn sức khoẻ cho bệnh nhân, bản thân chúng ta cũng như gia đình và đồng nghiệp của chúng ta.

Từ khóa: Tin KH&CN

Bài liên quan

Tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu chế tạo vật liệu quang xúc tác nanocomposite trên cơ sở TiO2 pha tạp Vanadium/graphitic carbon nitride (g-C3N4) và graphene oxide định hướng ứng dụng xử lý nước thải dệt nhuộm”.
Tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu chế tạo vật liệu quang xúc tác nanocomposite trên cơ sở TiO2 pha tạp Vanadium/graphitic carbon nitride (g-C3N4) và graphene oxide định hướng ứng dụng xử lý nước thải dệt nhuộm”.
Chủ nhật, 20/08/2023 | 16:00
Nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu tổng hợp nhựa có khả năng tự phân hủy sinh học Polylactic acid (PLA) từ phụ phẩm (vỏ) quả cà phê, ứng dụng chế tạo màng, tấm nhựa thân thiện môi trường”.
Nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu tổng hợp nhựa có khả năng tự phân hủy sinh học Polylactic acid (PLA) từ phụ phẩm (vỏ) quả cà phê, ứng dụng chế tạo màng, tấm nhựa thân thiện môi trường”.
Thứ bảy, 19/08/2023 | 10:00
Họp hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu và phát triển cảm biến nhiệt độ dựa trên quang sợi sử dụng cách tử Bragg ứng dụng theo dõi trường nhiệt độ dải rộng đa điểm”
Họp hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu và phát triển cảm biến nhiệt độ dựa trên quang sợi sử dụng cách tử Bragg ứng dụng theo dõi trường nhiệt độ dải rộng đa điểm”
Thứ sáu, 18/08/2023 | 17:00
Họp hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng (RS-3) từ tinh bột dong riềng (Canna edulis) ứng dụng trong sản xuất thực phẩm có chỉ số đường máu thấp”
Họp hội đồng tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN cấp bộ “Nghiên cứu sản xuất tinh bột kháng (RS-3) từ tinh bột dong riềng (Canna edulis) ứng dụng trong sản xuất thực phẩm có chỉ số đường máu thấp”
Thứ ba, 15/08/2023 | 09:00
'Ngồi một chỗ khó mong sản phẩm nghiên cứu đến triệu người dùng'
'Ngồi một chỗ khó mong sản phẩm nghiên cứu đến triệu người dùng'
Thứ năm, 27/07/2023 | 09:00
13 dự án vào vòng AI Tech Matching
13 dự án vào vòng AI Tech Matching
Thứ hai, 12/09/2022 | 17:00
AI có thể 'thay đổi mọi thứ theo cách đáng sợ'
AI có thể 'thay đổi mọi thứ theo cách đáng sợ'
Chủ nhật, 28/08/2022 | 10:00
Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2023
Thông báo về việc tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2023
Thứ tư, 10/08/2022 | 12:00
Chiếc tai nhân tạo làm từ mực sinh học chỉ trong mười phút
Chiếc tai nhân tạo làm từ mực sinh học chỉ trong mười phút
Thứ tư, 20/07/2022 | 10:00
Thu hút công nghệ cao chuyển đổi nền kinh tế xanh ở Việt Nam
Thu hút công nghệ cao chuyển đổi nền kinh tế xanh ở Việt Nam
Thứ bảy, 21/05/2022 | 09:00