1. Các đề tài nghiên cứu
- Dựa trên năng lực của VKIST, phòng Công nghệ thông tin (IT) đã và đang thực hiện các đề tài sau:
+ 02 đề tài cấp cơ sở
+ 03 đề tài cấp Bộ
+ 01 đề tài hợp tác KIST-VKIST
1. Đề tài cấp cơ sở
- Tìm hiểu thị trường thiết bị và giải pháp quan trắc và kiểm soát môi trường nước sử dụng trong nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh tại các vùng nuôi tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long” có các mục tiêu cụ thể:
- Điều tra các thiết bị, giải pháp trong việc đo đạc và kiểm soát các chỉ số cơ bản về môi trường và chất lượng trong nuôi trồng thủy sản.
- Điều tra nhu cầu, mức độ sẵn sàng chi trả của người nuôi trồng thủy sản cho việc sử dụng thiết bị và giải pháp đo đạc và kiểm soát môi trường nước cho nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, thâm canh và bán thâm canh tại các vùng nuôi tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long.
=> Đề tài đã được nghiệm thu trong năm 2020.
- Tìm hiểu thị trường thiết bị, giải pháp quan trắc và kiểm soát môi trường sử dụng trong nuôi chim yến và mô hình hóa quy trình nuôi chim yến ứng dụng công nghệ hiện đại, phù hợp với tỉnh Bình Thuận”. Kết quả đầu ra của đề tài bao gồm: báo cáo phân tích đặc điểm kỹ thuật các thiết bị và giải pháp công nghệ ứng dụng trong nuôi chim yến; báo cáo khảo sát và phân tích thực trạng áp dụng thiết bị và giải pháp công nghệ trong nuôi chim yến tại tỉnh Bình Thuận; báo cáo tổng hợp mối quan hệ cung cầu thị trường công nghệ quan trắc và kiểm soát môi trường nuôi chim yến tại Bình Thuận; báo cáo các mô hình nuôi chim yến hiện tại và mô hình ứng dụng công nghệ phù hợp với các quy trình nuôi chim yến đang được áp dụng tại tỉnh Bình Thuận.
=> Đề tài đã được nghiệm thu đầu năm 2021.
2. Đề tài cấp Bộ
- Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo robot dọn chất thải đáy ao nuôi tôm nhằm làm sạch môi trường và phòng trừ các bệnh hại cho tôm, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng tôm thương phẩm” với mục tiêu làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo robot dưới nước giúp làm sạch môi trường nước trong nuôi tôm công nghiệp, phòng trừ tác nhân gây bệnh cho tôm, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
=> Đề tài đang trong quá trình thực hiện.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) trong đăng ký, điều phối và quản lý bệnh nhân khám và điều trị ngoại trú tại cơ sở khám chữa bệnh của Việt Nam” có mục tiêu cụ thể: xây dựng được hệ thống đăng ký khám bệnh trực tuyến và phân luồng khám bệnh thông minh theo triệu chứng lâm sàng áp dụng công nghệ IoT và AI ứng dụng trong các cơ sở khám chữa bệnh của Việt Nam, nhằm khắc phục tình trạng tập trung đông người tại cơ sở khám bệnh, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo cho bệnh nhân và người thân của họ trong mùa dịch bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ trong các bệnh viện, giúp hỗ trợ bộ phận tiếp đón tự động xếp hàng, phân luồng khám bệnh đồng thời giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Hệ thống sẽ được thử nghiệm với ít nhất 02 bệnh viện đa khoa thuộc sở y tế cấp tỉnh.
=> Đề tài đang trong quá trình thực hiện
- Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát hiện sâu bệnh và xác định thời gian thu hoạch dưa lưới trồng trong nhà màng” có mục tiêu (i) tích hợp được hệ thống hỗ trợ canh tác thông minh gồm: mạng cảm biến thu thập các thông số môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng); tủ điều khiển trung tâm điều khiển các thiết bị: quạt thông gió, bơm tưới, màn cắt nắng, đèn chiếu sáng, phun ẩm; thiết bị xử lý dữ liệu tích hợp công nghệ học máy và thị giác máy; phần mềm quản lý và giám sát trên nền web và (ii) thử nghiệm mô hình trên cây dưa lưới trong thời gian ít nhất 01 vụ.
=> Đề tài đang trong quá trình thực hiện.
3. Đề tài nghiên cứu chung KIST-VKIST (KIST- sub project)
- "Hệ thống camera nhúng thông minh ứng dụng trong an ninh”, Hệ thống chụp ảnh đồng bộ đa máy ảnh Poliface bao gồm 27 máy ảnh Canon DLSR và các thiết bị chiếu sáng được đặt ở các vị trí trên giá đỡ tạo thành hình bán nguyệt. 27 camera này được đặt đối xứng với nhau theo các góc +/- 900, 750, 600, 450, 300, 150 và 00.
Trong khuôn khổ đề tài, nhóm nghiên cứu đang thu thập dữ liệu về khuôn mặt của 600 người Việt Nam. Kết quả dữ liệu thu thập được sau đó được sử dụng để đào tạo mô hình trí tuệ nhân tạo (AI), tái tạo mô hình khuôn mặt người trong không gian 3D, cải tiến và hoàn thiện công nghệ nhận dạng khuôn mặt cũng như phát triển các công nghệ xử lý hình ảnh/AI khác.
=> Đề tài đang trong quá trình thực hiện.