VKIST tổ chức Hội thảo – Tập huấn kỹ thuật phân tích thủy ngân trong phòng thí nghiệm

Thứ tư, 09/11/2022 | 14:47

Vừa qua, VKIST đã phối hợp cùng Công ty Nippon Instruments Corporation (NIC) tổ chức “Hội thảo – Tập huấn kỹ thuật phân tích thủy ngân trong các đối tượng mẫu môi trường và sinh học” tại trụ sở VKIST với gần 200 đại biểu và đại diện các nhà khoa học, Khối Viện, trường, doanh nghiệp cùng các học viên, nghiên cứu sinh đến tham dự Hôi thảo.

Tham dự Hội thảo có Ông Vũ Đức Lợi – Phó Viện trưởng VKIST và ông Phương Thiện Thương – Phó Viện trưởng VKIST cùng các nghiên cứu viên của VKIST và chuyên gia của Công ty NIC. Hội thảo đã thu hút gần 200 đại biểu và đại diện các nhà khoa học thuộc khối viện, trường, doanh nghiệp cùng các học viên, nghiên cứu sinh đến tham dự .

Hội thảo đã thảo luận các nội dung về phân tích thủy ngân bao gồm: Kỹ thuật phân tích thủy ngân trong nước biển bằng phương pháp hóa hơi lạnh (CVAAS); Phương  pháp và công cụ phân tích thủy ngân trực tiếp cho mẫu khí; Kỹ thuật phân tích thủy ngân trực tiếp bằng phương pháp phân hủy nhiệt.

tc

Tại Hội thảo, trong bài trình bày ông Vũ Đức Lợi – Phó Viện trưởng VKIST đã gửi lời chào mừng các đại biểu đã đến tham dự Hội thảo tại VKIST. Ông chia sẻ về sự nguy hiểm của thủy ngân đối với sức khỏe con người và môi trường đã dẫn tới sự ra đời của Công ước Minamata về thủy ngân. Công ước Minamata về thủy ngân làm một công cụ pháp lý toàn cầu về thủy ngân được thông qua tại Minamata Nhật bản vào tháng 10 năm 2013. Mục tiêu của Công ước là bảo vệ con người và môi trường khỏi tác hại của của thủy ngân. Công ước chính thức có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ ngày 21/9/2017 sau khi được 76 nước phê duyệt tham gia trong đó có Việt Nam.

Việc tham gia Công ước Minamata không chỉ góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mà còn tạo điều kiện để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm về quản lý thủy ngân và thúc đẩy hợp tác với các nước có nền công nghiệp phát triển trên thế giới. Với sự hỗ trợ và đồng hành của NIC – đơn vị đi đầu trong phát triển, sản xuất, thương mại, bảo dưỡng máy phân tích thủy ngân và cung cấp dịch vụ đo lường thủy ngân tại Nhật Bản, Hội thảo ngày hôm nay chính là minh chứng cho những kết quả tốt đẹp mà Công ước Minamata đem lại

pvt

Ông Vũ Đức Lợi – Phó Viện trưởng VKIST phát biểu tại Hội thảo 

Trong khuôn khổ của Hội thảo, các chuyên gia hai phía đã giới thiệu các giải pháp, thiết bị và kỹ thuật phân tích thủy ngân trong các đối tượng mẫu môi trường và sinh học, đặc biệt là kỹ thuật mới nhất về lấy mẫu và phân tích thủy ngân trong không khí.

Như chúng ta đã biết, thủy ngân là một nguyên tố độc, chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể gây hại cho con người và môi trường tiếp nhận. Hầu hết các cơ quan Bảo vệ Môi trường ở các Quốc gia đều yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng thủy ngân trong môi trường. Trong phân tích kim loại nặng để có một kết quả đúng và chính xác, bên cạnh các thiết bị phân tích hiện đại như AAS/ICP/ICP-MS, thiết bị xử lý mẫu đóng một vai trò vô cùng quan trọng.

chua

Ông Alvin Chua - Chuyên gia hãng NIC phát biểu tại Hội thảo 

Nhằm giúp các nhà hóa học có một góc nhìn tổng quan về kỹ thuật xử lý mẫu vi sóng và phân tích thủy ngân. Trong khuôn khổ của buổi Hội Thảo, các thành viên tham dự đã được chuyên gia Alvin Chua đến từ công ty NIC đã giới thiệu và tập huấn về các kỹ thuật phân tích thủy ngân trong môi trường rắn, lỏng, khí. Đồng thời các học viên được thực hành thao tác phân tích thủy ngân bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử hóa hơi lạnh (CVAAS) trên thiết bị NIC RA-450 - thiết bị này phân tích trực tiếp thủy ngân mà không cần xử lý mẫu giúp cho quá trình phân tích có kết quả nhanh tiết kiệm thời gian phân tích và hóa chất  trong quá trình xử lý mẫu.

dsc07589

dsc07607

Chuyên gia giới thiệu và tập huấn về các kỹ thuật phân tích thủy ngân trong môi trường rắn, lỏng, khí. 

Kết thúc hội thảo, Ông Vũ Đức Lợi – Phó Viện trưởng VKIST và chuyên gia Alvin Chua  trao chứng chỉ về kỹ thuật phân tích thủy ngân cho các học viên tham dự.

Từ khóa: Tin hoạt động VKIST

Bài liên quan