VKIST – TRAPHACO tổ chức Hội thảo “Đa dạng hóa sản phẩm từ Đinh lăng - Cơ hội và thách thức”

Thứ bảy, 24/08/2024 | 09:00

Ngày 23/8, Công ty Traphaco phối hợp Viện VKIST tổ chức Hội thảo “Đa dạng hóa sản phẩm từ Đinh lăng-Cơ hội và thách thức”. Đây là một hoạt động quan trọng trong khuôn khổ nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo Nghị định thư Việt Nam-Hàn Quốc.

Phát triển bền vững chuỗi giá trị Đinh lăng

1784

Toàn cảnh hội thảo

Nhận thấy, Đinh lăng lá nhỏ được sử dụng rất rộng rãi trong dân gian với nhiều tác dụng tốt nhóm nghiên cứu của VKIST, Traphaco kết hợp với viện KIST, Hàn Quốc đã tiến hành đề tài: “Sàng lọc hoạt tính sinh học và xác định thành phần chính có hoạt tính sinh học của một số loài Polyscias trồng tại Việt Nam”.

Mục tiêu chính của nhiệm vụ bao gồm sàng lọc các tác dụng sinh học tiềm năng của các loài Đinh lăng tại Việt Nam và xác định các thành phần hóa học có hoạt tính từ các mẫu được lựa chọn. Nhiệm vụ đã đóng góp to lớn vào việc phát triển bền vững chuỗi giá trị từ Đinh lăng, đặc biệt là Đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa), một loài cây quen thuộc trong dược điển Việt Nam. Kết quả nghiên cứu không chỉ bổ sung và nâng cấp các tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu từ rễ, thân, lá, và cao Đinh lăng, mà còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho việc phát triển các nguồn dược liệu từ các loài Đinh lăng khác như Đinh lăng lá to, Đinh lăng lá trổ, và Đinh lăng lá tròn.

Theo PGS.TS. Vũ Đức Lợi, Viện trưởng VKIST, sau một thời gian nghiên cứu, ba đơn vị gồm VKIST, Viện KH&CN Hàn Quốc (KIST) và Traphaco đã đạt được một số kết quả mới và có thể xem xét ứng dụng vào thực tiễn. Hội thảo lần này nhằm chia sẻ những kết quả nghiên cứu mà còn là cơ hội để đề xuất các hướng đi mới cho các nghiên cứu tiếp theo, từ đó thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. PGS.TS. Vũ Đức Lợi hy vọng, với sự đóng góp của các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý, cây đinh lăng có thể trở thành cây dược liệu có giá trị cao, không chỉ phục vụ trong nước mà còn có tiềm năng xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong tương lai.

Phát triển dược liệu từ cây Đinh lăng cần 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông

Tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và các bên liên quan cũng đã thảo luận về tiềm năng và thách thức trong việc đa dạng hóa các sản phẩm từ cây Đinh lăng. Các ý kiến đều cho rằng, với các giá trị kinh tế - xã hội, và môi trường mà cây Đinh lăng mang lại, chuỗi giá trị Đinh lăng tại Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho biết, có không ít thách thức cần phải vượt qua, bao gồm các vấn đề về chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và khả năng tiếp cận nguồn vốn. Đặc biệt, để phát triển dược liệu nói chung và cây Đinh lăng nói riêng cần tham gia của 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà nông).

Các nghiên cứu cho thấy, tại Việt Nam, có 7 loài Đinh lăng thuộc chi Polyscias nhưng hiện chỉ có loài Đinh lăng lá nhỏ được khai thác, sử dụng phổ biến. Thành phần hóa học chủ yếu của Đinh lăng bao gồm: alcaloit, glucozit, saponin, flavonoid, tannin, vitamin B1 và 13 axit amin. Việc khai thác cũng đang chỉ tập trung vào rễ, trong khi đó trong thân, lá cũng đã được chứng minh có nhiều hoạt chất cần được tận dụng, khai thác hết.

vto

TS. Vũ Thị Oanh, nghiên cứu viên VKIST trình bày tham luận tại hội thảo

TS. Vũ Thị Oanh, nghiên cứu viên VKIST chia sẻ tại bài tham luận: “Nghiên cứu thành phần hóa học của loài đinh lăng lá nhỏ (Polyscias fruticosa) trồng tại Việt Nam”, trong khuôn khổ thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 10 hợp chất từ lá Đinh lăng lá xẻ, bao gồm 8 hợp chất thuộc khung triterpenoid saponin và 2 hợp chất thuộc khung flavonoid, trong đó có 01 hợp chất saponin mới. Tương tự, nhóm nghiên cứu cũng phân lập được 10 hợp chất từ rễ của loài này, bao gồm 4 hợp chất phenolic, 1 hợp chất polyacetylene, 1 acid amin, 2 hợp chất steroid và 2 hợp chất saponin, trong đó cũng gồm 01 hợp chất phenolic mới. Các hợp chất tinh khiết này, tiếp tục được nghiên cứu đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh HT22. Kết quả, đã tìm được hai hợp chất PFR2 và PFR3 có tác dụng tốt ở nồng độ từ 3.7 đến 11.1 μM, gợi ý rẳng hai hợp chất này có thể là thành phần có hoạt tính của rễ đinh lăng lá nhỏ cho hoạt tính bảo vệ tế bào thần kinh HT22.T

Theo TS. Nguyễn Quỳnh Chi, Trường Đại học Dược Hà Nội, dược điển Việt Nam 5 hiện quy định đối với cao đặc đinh lăng được điều chế từ rễ cây đinh lăng, trong đó có quy định về chỉ tiêu chất lượng về hàm lượng acid oleanolic chế phẩm không được ít hơn 0.04% hàm lượng. Tuy nhiên lại chưa có quy định hàm lượng acid oleanolic trong nguyên liệu đầu vào, do vậy cần xây dựng phương pháp định lượng axit oleanolic trong mẫu rễ đinh lăng để kiểm soát chất lượng sản phẩm ngay từ khâu nuôi trồng trước khi đưa ra thị trường.

Kết quả nghiên cứu không chỉ bổ sung và nâng cấp các tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu từ rễ, thân, lá, và cao Đinh lăng, mà còn mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới cho việc phát triển các nguồn dược liệu từ các loài Đinh lăng khác như Đinh lăng lá to, Đinh lăng lá trổ, và Đinh lăng lá tròn.

lee

TS. Lee Jae Wook, nghiên cứu viên KIST trình bày bài tham luận tại hội thảo

Tại bài tham luận “Tác dụng dược lý của các loài Đinh lăng Polyscias spp trồng ở Việt Nam” của TS. Lee Jae Wook, nghiên cứu viên KIST cũng chia sẻ: Tiến hành nghiên cứu tác dụng và cơ chế bảo vệ tế bào thần kinh của cao chiết đinh lăng lá trổ (Polyscias guilfoylei) gây độc bởi glutamate (tác nhân gây độc ảnh hưởng trực tiếp đến đảo hải mã). Sự dư thừa glutamate có thể gây độc đối với tế bào thần kinh. Đối với tế bào thần kinh HT22, với sự có mặt của glutamate sẽ ức chế sự vận chuyển cysteine. Khi nồng độ cysteine trong tế bào thấp sẽ gây ra sự suy giảm glutathione và dẫn đến tăng quá trình oxi hóa ROS và hàm lượng Ca+ gây tổn thương ty thể và gây chết tế bào. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cao chiết của đinh lăng lá trổ có khả năng bảo vệ tế bào thần kinh thông qua cơ chế này.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã chứng minh được đinh lăng lá trổ cũng tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh khỏi những tổn thương do thiếu máu cục bộ gây ra trên mô hình in vivo.
Trong nghiên cứu về tác dụng kháng viêm của một số loài Đinh lăng trồng tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu của Dr. Lee phát hiện được cao chiết của đinh lăng lá tròn (Polyscias scutellaria) thể hiện được khả năng ức kháng viêm tốt nhất thông qua các thử nghiệm trên mô hình in vitro. Nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục tiến hành phân lập các hợp chất tinh khiết, để xác định được thành phần có tác dụng của cao chiết từ loài đinh lăng lá tròn này.

Công ty cổ phần Traphaco đã đóng góp 2 bài tham luận: “Nghiên cứu phát triển bền vững chuỗi giá trị đinh lăng tại Việt Nam” của TS. Nguyễn Huy Văn và “Bộ dấu vân tay của các mẫu đinh lăng chi Polyscias thu ở Việt Nam” của ThS. Vũ Hương Thủy. Với các giá trị kinh tế, xã hội, và môi trường mà cây Đinh lăng mang lại, chuỗi giá trị Đinh lăng tại Việt Nam hứa hẹn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, cũng có không ít thách thức cần phải vượt qua, bao gồm các vấn đề về chính sách, tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo vệ sở hữu trí tuệ, và khả năng tiếp cận nguồn vốn.

3-41

TS. Nguyễn Huy Văn - Phó Tổng Giám đốc Traphaco trình bày tham luận tại hội thảo

TS. Nguyễn Huy Văn - Phó Tổng Giám đốc Traphaco chia sẻ, với tầm nhìn “Khơi nguồn giá trị Việt”, cam kết tiếp tục đầu tư và phát triển các sản phẩm từ Đinh lăng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành dược liệu Việt Nam. Với diện tích trồng trọt hơn 300 ha, sản lượng tiêu thụ hàng năm hơn 2000 tấn, Đinh lăng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành dược liệu. Dự kiến, tổng giá trị các sản phẩm từ Đinh lăng sẽ đạt khoảng 5000 tỷ đồng vào năm 2025, mở ra tiềm năng lớn cho các sản phẩm từ dược liệu tại Việt Nam.

Một số hình ảnh gian hàng tại hội thảo:

1

z5771924769838_12c5ebceabb5f28a3c2d0e27a32e2be4

Từ khóa: Tin hoạt động VKIST

Bài liên quan

Các nhà nghiên cứu nông nghiệp cho phát triển quốc tế tham quan VKIST
Các nhà nghiên cứu nông nghiệp cho phát triển quốc tế tham quan VKIST
Thứ năm, 08/08/2024 | 17:00
Công đoàn Viện VKIST tổ chức du lịch nghỉ dưỡng cho CBNV
Công đoàn Viện VKIST tổ chức du lịch nghỉ dưỡng cho CBNV
Thứ hai, 05/08/2024 | 09:00
VKIST – sẵn sàng phát triển ngành bán dẫn tại Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc
VKIST – sẵn sàng phát triển ngành bán dẫn tại Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc
Thứ tư, 31/07/2024 | 09:00
Đoàn KIST thăm và khảo sát dự án VKIST: Hỗ Trợ VKIST trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Đoàn KIST thăm và khảo sát dự án VKIST: Hỗ Trợ VKIST trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn
Thứ năm, 25/07/2024 | 09:00
VKIST mở hồ sơ tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2025
VKIST mở hồ sơ tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2025
Thứ hai, 22/07/2024 | 15:00
Thông báo về việc mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2025
Thông báo về việc mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ bắt đầu thực hiện từ năm 2025
Thứ tư, 17/07/2024 | 14:00
Bước tiến quan trọng trong hợp tác thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Bước tiến quan trọng trong hợp tác thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc
Thứ ba, 02/07/2024 | 14:00
Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Xác định thành phần hoạt tính chính có tác dụng hạ đường huyết để xây dựng quy trình chiết xuất cao giàu hoạt chất từ Dây thìa canh
Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ Xác định thành phần hoạt tính chính có tác dụng hạ đường huyết để xây dựng quy trình chiết xuất cao giàu hoạt chất từ Dây thìa canh
Thứ hai, 01/07/2024 | 09:40
Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho nhân sâm Việt Nam
Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng cho nhân sâm Việt Nam
Thứ sáu, 28/06/2024 | 10:00
VKIST tổ chức Hội thảo Khoa học về sâm 2024
VKIST tổ chức Hội thảo Khoa học về sâm 2024
Thứ năm, 27/06/2024 | 18:00