Omicron không tấn công phổi như các biến thể khác

Thứ sáu, 07/01/2022 | 09:00

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy Omicron không nhân lên nhanh chóng trong mô phổi - nguyên nhân gây tổn thương phổi nặng ở những bệnh nhân COVID-19 bị nhiễm các biến thể khác.

Michael Diamond, nhà virus học tại Đại học Washington và các đồng nghiệp đã lây nhiễm Omicron và các biến thể khác cho chuột lang, sau đó theo dõi sự tiến triển của bệnh. Giữa các biến thể có sự khác biệt đáng kinh ngạc: sau vài ngày, nồng độ virus trong phổi của chuột nhiễm Omicron thấp hơn ít nhất mười lần so với nồng độ virus trong phổi của chuột nhiễm các biến thể khác. Đã có các nghiên cứu khác cũng cho thấy, so với các biến thể trước đây, nồng độ Omicron trong mô phổi thường thấp hơn.

covid

Một bác sĩ ở Uzhhorod, Ukraine, kiểm tra phổi của một bệnh nhân COVID-19. Biến thể Omicron ít ảnh hưởng đến phổi hơn so với các biến thể trước đây.

Diamond cho biết phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là những con chuột bị nhiễm Omicron gần như duy trì được trọng lượng cơ thể, trong khi những con khác nhanh chóng giảm cân - một dấu hiệu cho thấy chúng đang mắc bệnh nặng. “Các biến thể SARS-CoV-2 đều dễ dàng gây bệnh nặng ở chuột lang, biến thể này thì khác,” Diamond nói. Phổi là nơi mà SARS-CoV-2 gây ra nhiều tổn thương, và nhiễm trùng phổi có thể gây ra phản ứng miễn dịch, gây viêm và tàn phá cả các tế bào phổi không nhiễm virus, dẫn đến sẹo mô ở phổi và thiếu oxy. Virus ít lây nhiễm tế bào phổi hơn đồng nghĩa với việc bệnh nhẹ hơn.
 
Một nhóm nghiên cứu khác, thử nghiệm trên các tế bào phổi nhân tạo - organoid, phát hiện, Omicron không có khả năng lây nhiễm các tế bào phổi mạnh như các biến thể trước. Thử nghiệm này cũng tìm ra nguyên nhân: TMPRSS2 - protein nhô ra khỏi bề mặt của nhiều tế bào trong phổi và các cơ quan khác, nhưng không có trên bề mặt của hầu hết các tế bào mũi và họng. Các biến thể trước đây lây nhiễm tế bào phổi từ TMPRSS2, nhưng Omicron không có khả năng liên kết hiệu quả với protein này.
 
Omicron xâm nhập trực tiếp qua màng tế bào, do đó nó dễ dàng xâm nhập đường hô hấp trên và khó xâm nhập vào tế bào phổi, Ravindra Gupta, nhà virus học tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh, đã thực hiện một nghiên cứu về Omicron và TMPRSS2, giải thích. Đây cũng có thể là lý do Omicron dễ lây nhiễm giữa người với người hơn các biến thể khác, vì virus tồn tại chủ yếu trong đường hô hấp trên và có nhiều cơ hội đi theo giọt bắn ra khỏi mũi và miệng để sang vật chủ mới, thep Gupta. Đã có các bằng chứng trực tiếp cho thấy Omicron tái tạo ở đường hô hấp trên dễ dàng hơn là ở phổi.
 
Nhìn chung, kết quả mới cho thấy Omicron gây nhiễm trùng cục bộ ở đường hô hấp trên và ít có cơ hội xâm nhập và tàn phá phổi. Đây là tin mừng - nhưng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu phản ứng miễn dịch của vật chủ chống lại Omicron, yếu tố đóng một phần quan trọng trong mức độ nghiêm trọng của bệnh.
 
Audrey John, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia ở Pennsylvania, cho biết đặc trưng lây nhiễm của Omicron có thể có những tác động đối với trẻ em. Trẻ nhỏ có đường mũi tương đối nhỏ, và trẻ sơ sinh chỉ thở bằng mũi. Những yếu tố này có thể làm cho tình trạng bệnh ở đường hô hấp trên của trẻ em trở nên nghiêm trọng hơn so với người lớn nếu nhiễm Omicron. Tuy nhiên chưa có dữ liệu thực tế cho thấy số trẻ em nhập viện tăng do nhiễm trùng nặng ở đường hô hấp trên, John lưu ý.
 

Nguồn: https://www.nature.com/articles/d41586-022-00007-8

Từ khóa: Tin hoạt động VKIST

Bài liên quan

Thúc đẩy thí điểm mô hình nhà máy thông minh tại Việt Nam
Thúc đẩy thí điểm mô hình nhà máy thông minh tại Việt Nam
Thứ tư, 19/02/2025 | 17:00
VKIST và Viện Phát Triển Ngành Công nghiệp Robot Hàn Quốc (KIRIA) thúc đẩy hợp tác thành lập Trung tâm Robot Toàn cầu
VKIST và Viện Phát Triển Ngành Công nghiệp Robot Hàn Quốc (KIRIA) thúc đẩy hợp tác thành lập Trung tâm Robot Toàn cầu
Thứ ba, 18/02/2025 | 17:00
Cơ quan Xúc tiến Đổi mới Sản xuất Thông minh khởi động dự án ODA về nhà máy thông minh tại Việt Nam
Cơ quan Xúc tiến Đổi mới Sản xuất Thông minh khởi động dự án ODA về nhà máy thông minh tại Việt Nam
Thứ tư, 05/02/2025 | 09:00
VKIST gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025
VKIST gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ 2025
Thứ hai, 03/02/2025 | 16:00
Bước chuyển tiếp quan trọng giúp Viện Khoa học Việt Nam - Hàn Quốc phát triển và “cất cánh” trong kỷ nguyên số
Bước chuyển tiếp quan trọng giúp Viện Khoa học Việt Nam - Hàn Quốc phát triển và “cất cánh” trong kỷ nguyên số
Thứ sáu, 24/01/2025 | 09:00
Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động Viện VKIST năm 2024
Hội nghị cán bộ, viên chức, người lao động Viện VKIST năm 2024
Thứ năm, 23/01/2025 | 14:55
VKIST chia sẻ yêu thương, mang Xuân yêu thương – Tết sẻ chia đến với các em học sinh vùng cao
VKIST chia sẻ yêu thương, mang Xuân yêu thương – Tết sẻ chia đến với các em học sinh vùng cao
Thứ hai, 20/01/2025 | 11:00
VKIST trao tặng giấy khen cho tập thể và 04 cá nhân thuộc Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA).
VKIST trao tặng giấy khen cho tập thể và 04 cá nhân thuộc Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA).
Thứ sáu, 17/01/2025 | 17:00
Viện VKIST đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thí điểm thực hiện mô hình "mỗi doanh nghiệp, một nhà nghiên cứu"
Viện VKIST đề xuất với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thí điểm thực hiện mô hình "mỗi doanh nghiệp, một nhà nghiên cứu"
Thứ năm, 16/01/2025 | 18:00
VKIST dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
VKIST dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Thứ hai, 13/01/2025 | 15:00