Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp CNTT Quốc gia (NIPA) kiểm tra dự án hợp tác xây dựng nền tảng Bigdata cung cấp dịch vụ y tế từ xa tại Việt Nam

Thứ sáu, 10/11/2023 | 16:29

Sáng ngày 8/11, tại VKIST đã diễn ra buổi họp nhằm báo cáo tiến độ dự án “Nền tảng Big Data về bệnh truyền nhiễm và dịch vụ y tế thí điểm từ xa”, do NIPA chủ quản, được thực hiện bởi Datastreams và MD Square tại VKIST.

Ứng dụng AI trong việc khám, chữa bệnh đang là xu thế chung của toàn thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngành y tế đang ứng dụng mạnh mẽ công nghệ AI giúp cải thiện và nâng cấp các hoạt động chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Những cải tiến mới của các thiết bị AI sẽ bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất cho các bệnh viện, giảm đáng kể khối lượng công việc cho các bác sĩ đồng thời tăng số lượng bệnh nhân được chữa trị.

Sáng ngày 8/11, tại VKIST đã diễn ra buổi họp nhằm báo cáo tiến độ dự án “Nền tảng Big Data về bệnh truyền nhiễm và dịch vụ y tế thí điểm từ xa”, do NIPA chủ quản, được thực hiện bởi Datastreams và MD Square tại VKIST.

tc

Toàn cảnh buổi họp

Dự án “Nền tảng Big Data về bệnh truyền nhiễm và dịch vụ y tế thí điểm từ xa”, được thực hiện bởi Datastreams – một công ty chuyên về nền tảng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, VKIST với vai trò nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo và phát triển sản phẩm và MD Square - một công ty dịch vụ y tế từ xa thực hiện với các mục tiêu xúc tiến kinh doanh như: Đặt nền tảng cho việc mở rộng toàn cầu nền tảng S/W Hàn Quốc; Đảm bảo khả năng cạnh tranh toàn cầu bằng cách mở rộng và phát triển các chức năng và dịch vụ nền tảng ở các quốc gia nước ngoài, nơi ý tế từ xa được cung cấp miễn phí; Bằng cách chia sẻ về trường hợp cách ly được thực hiện thành công của Hàn Quốc, một quốc gia cách ly kiểu mẫu trên toàn thế giới, góp phần hình thành các mối quan hệ trao đổi/hợp tác quốc tế và các mối quan hệ hữu nghị..

Theo thỏa thuận, hai bên đã kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác xây dựng nền tảng Bigdata cung cấp dịch vụ y tế từ xa tại Việt Nam vào ngày 07/09. Hai bên sẽ cùng làm việc với các bệnh viện lớn tại Việt Nam nghiên cứu xây dựng nền tảng big data về bệnh truyền nhiễm, phát triển các mô hình AI dựa trên dữ liệu lâm sàng thu được như mô hình phản ứng và dự đoán tác dụng phụ; dịch vụ y tế thí điểm từ xa.

Bệnh viện đa khoa Vĩnh Lộc đã được chọn để thí điểm trong dự án, đây là một bệnh địa phương lớn nhất tỉnh thanh Hóa, tỉnh đông dân thứ 3 Việt Nam, cung cấp dịch vụ y tế cho 500.000 người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh

“Trong dự án này, Datastreams đã triển khai dịch vụ AI chẩn đoán vi rút Corona dự trên âm thanh ho. Bằng cách tạo ra một mô hình có thể xác định tình trạng lây nhiễm COVID-19 bàng cách phân tích âm thanh ho. Chúng tôi mong muốn giải quyết các vấn đề về khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng y tế và sự mất cân bằng giữa các quốc gia bằng cách sử dụng thiết bị di động và PC.

Dịch vụ AI chẩn đoán virus corona bằng tiếng ho do Datastreams phát triển đã đạt được độ nhạy 83% và 91 %. Mặc dù nó không đạt được hiệu quả như các bộ dụng cụ tự kiểm tra có bán trên thị trường – có độ nhạy trên 90% và độ đặc hiệu trên 90%. Nhưng, hiệu suất của bộ chẩn đoán có thể gây ra khó khăn vì người bệnh phải đưa dụng cụ đủ sâu vào mũi. Vì mức độ chính xác gần như tương tự nhau nên chúng tôi tin rằng sẽ có hiệu quả và thuận tiên cho bệnh nhân.

Trong tương lai, ngoài chẩn đoán corona, chúng tôi có kế hoạch mở rộng và phát triển mô hình chẩn đoán các bệnh về đường hô hấp khác nhau dựa trên âm thanh ho, chẳng hạn như chẩn đoán viêm phổi”, ông Kim Il Hwan - Giám đốc Nhóm Kinh doanh AI báo cáo tại buổi họp

hqqq

Ông Kim Il Hwan - Giám đốc Nhóm Kinh doanh AI báo cáo tại buổi họp

1

Datastreams cũng đã phát triển dịch vụ hỏi đáp bác sĩ trực tuyến, thực hiện nhiều tư vấn ý tế khác nhau với AI bằng cách sử dụng LLM (mô hình ngôn ngữ lớn) dựa trên thuật toán GPT của Open AI công nghệ được sử dụng trong chat GPT.

2

Datastreams cũng đã phát triển chức năng hỗ trợ bản địa hóa để hỗ trợ tiếng Việt và Tiếng anh nhằm trình diễn nền tảng dữ liệu lớn về bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam.

Về phía VKIST, TS. Nguyễn Thế Hoàng Anh, nghiên cứu viên phòng Công nghệ Thông tin cũng báo cáo kết quả đạt được được trong Dự án sau 2 tháng hợp tác như sau:

- Kết nối các công ty từ Hàn Quốc (DataStreams, MDSquare) với bệnh viện tại địa phương (Bệnh Viện Vĩnh Lộc) để hợp tác

- Phát triển các mô hình AI dự đoán bệnh truyền nhiễm qua ảnh x-quang sử dụng dữ liệu từ bệnh viện Vĩnh Lộc

- Phát triển mô hình AI dự đoán số lượng ca bệnh sử dụng dữ liệu từ bệnh viện Vĩnh Lộc

- Phát triển trang phần mềm là trang web về bệnh truyền nhiễm gồm các chức năng dự đoán bệnh truyền nhiễm dựa trên ảnh, dự đoán số lượng ca bệnh trong tương lai, theo dõi và dự đoán tình hình dịch bệnh trên bản đồ

- Giới thiệu và hướng dẫn các bác sĩ, bệnh nhân tại bệnh viện Vĩnh Lộc sử dụng phần mềm MDTalkWorld (Phát triển bởi công ty MDSquare) nhằm phục vụ việc khám chữa bệnh từ xa

ha

TS. Nguyễn Thế Hoàng Anh, nghiên cứu viên phòng Công nghệ Thông tin cũng báo cáo kết quả đạt được được trong Dự án

3

MD Square đã phát triển chức năng bản địa hóa cho dịch vụ các ứng dụng y tế từ xa

Với sự hỗ trợ của AI trong lĩnh vực y tế, sẽ giúp bác sĩ chăm sóc sức khỏe và phát hiện các dấu hiệu bệnh nhằm mục đích chữa trị và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, cũng cần có những giải pháp để khắc phục các hạn chế hiện tại. Với sự quyết tâm cùng năng lực và tiềm năng của ứng dụng AI vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những bước phát triển vượt bậc của AI trong lĩnh vực này./.

ki-niem-

NIPA - VKIST - Datastreams - MD Square chụp ảnh lưu niệm

Từ khóa: Tin hoạt động VKIST

Bài liên quan