Mechatronics

Nghiên cứu phát triển các hệ thống điện tử công suất: hệ powertrain cho ô tô điện, hệ thống trạm sạc nhanh, biến tần công nghiệp...

1. Định hướng nghiên cứu 

• Mục đích

- Nghiên cứu làm chủ công nghệ lõi cho những ứng dụng quan trọng là nền tảng cho phát triển công nghệ đất nước.

- Nghiên cứu theo định hướng ứng dụng theo yêu cầu của thực tế, lắng nghe yêu cầu thực tế của doanh nghiệp và đồng hành cùng doanh nghiệp đưa công nghệ vào sản phẩm.

• Mục tiêu 

- Làm chủ nghiên cứu thiết kế chế tạo động cơ điện: Động cơ điện đồng bộ nam châm vĩnh cửu (Permanent magnet synchronous motor: PMSM), động cơ không chổi than (Brushless direct current motor: BLDC), động cơ không đồng bộ (Induction motor: IM)

- Làm chủ nghiên cứu thiết kế khớp nối thông minh (smart actuator) và robot cộng tác (Collaborative robot)

- Làm chủ nghiên cứu thiết kế chế tạo hệ thống điện tử công suất (các bộ biến đổi điện tử công suất: DC/DC converter, AC/DC, DC/AC inverter…): Bộ inverter cho điều khiển động cơ, hệ thống sạc nhanh cho ô tô điện, hệ powertrain cho ô tô điện…

- Làm chủ nghiên cứu công nghệ tự động di chuyển: Ứng dụng trong công nghiệp robot như robot tự hành phục vụ, robot tự hành vận chuyển hàng trong công nghiệp…hoặc ứng dụng cho xe điện tự hành.

2. Giới thiệu Phòng Cơ điện tử

2.1. Nghiên cứu phát triển động cơ điện

      Động cơ điện và hệ thống điện tử công suất là trái tim của tất cả các hệ thống truyền động điện, chúng là công nghệ lõi của các sản phẩm công nghiệp như sau: thiết bị gia dụng, thiết bị CNTT, thiết bị văn phòng, thiết bị y tế, máy công nghiệp, ứng dụng xe cộ, robot, máy phát điện, công nghiệp quốc phòng... Đây là nền tảng phát triển nền công nghiệp và khoa học kỹ thuật hiện đại, là công nghệ lõi không thể thiếu trong trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ứng dụng của động cơ điện

   Phòng Cơ điện tử hiện đang tập trung chủ lực vào hướng phát triển động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSM) và động cơ không đồng bộ cảm ứng (Induction motor) cụ thể như sau:

- Động cơ đồng bộ nam châm vĩnh cửu (PMSM): Động cơ sử dụng nam châm vĩnh cửu làm từ trường kích từ, có ưu thế là hiệu năng cao, mật độ công suất lớn, đảm bảo được yêu cầu đặc tính khắt khe của các ứng dụng nâng cao.

- Động cơ điện cảm ứng ba pha (Induction motor): Là động cơ điện phổ biến nhất trong công nghiệp hiện nay, với ưu thế về giá thành gia công chế tạo thấp hơn PMSM, khả năng chịu quá tải lớn.

2.2. Nghiên cứu phát triển hệ điện tử công suất

    Lĩnh vực điện tử công suất ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, để có sản phẩn công nghệ hoàn chỉnh (hệ điện tử công suất hoàn chỉnh) thì không thể thiếu kỹ thuật điện tử công suất. Hình 2 biểu diễn các hệ điện tử công suất dựa trên nền tảng là kỹ thuật điện tử công suất, vì vậy đây cũng chính là công nghệ lõi trong công nghiệp.

    Kỹ thuật điện tử công suất là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực công nghệ: Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điều khiển, công nghệ lập trình.

Hệ thống điện tử công suất

    Phòng Cơ điện tử đang tập trung nghiên cứu phát triển các bộ chuyển đổi hiệu năng cao và nghiên cứu phát triển robot cộng tác cụ thể như sau:

- Nghiên cứu thiết kế hệ thống trạm sạc nhanh, hiệu suất cao cho ô tô điện

- Nghiên cứu phát triển robot công tác thông minh (collaborative robot)

2.3. Nghiên cứu phát triển công nghệ Autonomous

     Tập trung nghiên cứu phát triển và làm chủ công nghệ autonomous ứng dụng công nghiệp như xe điện tự hành, robot tự hành trong công nghiệp…

Ứng dụng của kỹ thuật autonomous

">View more