Biotechnology

Nghiên cứu, phát triển các hợp chất có đặc tính sinh học từ nguồn dược liệu Việt Nam để phát triển các sản phẩm.

1. Giới thiệu nhiệm vụ phòng

Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ nguồn thảo dược Việt Nam:

- Nghiên cứu, phát hiện các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn dược liệu Việt Nam để phát triển các sản phẩm, gồm:

Nguyên liệu làm thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

+ Sản phẩm: thuốc phòng và chữa bệnh; thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, nước uống; mỹ phẩm; thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y.

- Phát triển sản phẩm có dạng bào chế hiện đại từ bài thuốc y học cổ truyền của Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng và tác dụng của bài thuốc.

- Cải tiến và nâng cấp các quy trình kỹ thuật, công nghệ, chất lượng trong sản xuất sản phẩm từ tự nhiên, gồm: quy trình chiết xuất, tinh chế, sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm.

2. Các bộ phận nghiên cứu của phòng Công nghệ sinh học

3. Định hướng nghiên cứu

3.1. Trọng tâm nghiên cứu và phát triển của Phòng Công nghệ sinh học – VKIST

- Nâng cấp quy trình chiết xuất với hiệu suất chiết xuất các hoạt chất cao.

- Nâng cao hiệu quả, tác dụng và tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm:

+ Hàm lượng hoạt chất cao hơn

+ Tác dụng tốt hơn, an toàn và ít độc hại.

+ Chi phí thấp hơn.

- Phát triển các bài thuốc cổ truyền sang dạng hiện đại theo định hướng:

+ Thuận tiện hơn cho sử dụng; bảo quản, phân phối.

+ Tác dụng tốt hơn.

+ Tiêu chuẩn chất lượng cao và ổn định hơn.

3.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự nhiên

- Bám sát nhu cầu của thị trường

- Tập trung vào nghiên cứu ứng dụng để phát triển và sản xuất sản phẩm

- Tập trung vào phát triển kỹ thuật và công nghệ

- Sáng tạo và đổi mới

 - Kết nối và hợp tác quốc tế.

 4. Các đề tài nghiên cứu

Phòng công nghệ sinh học đến nay đã và đang triển khai 01 nhiệm vụ nghị định thư hợp tác với Hàn Quốc; 05 nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp Bộ, 01 nhiệm vụ cấp cơ sở, 01 đề tài KIST sub-project.

1. Đề tài cơ sở

Nhóm nghiên cứu Phòng Công nghệ sinh học đang khảo sát và phát hiện các cây thuốc Việt Nam có tiềm năng phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm).

2. Đề tài nhánh thuộc KIST:

Đề tài nhánh thuộc KIST: thực hiện phân tích các carotenoid trong những giai đoạn chín khác nhau của quả Gấc của Việt Nam và phát triển quy trình chiết xuất, bảo quản và lưu giữ sản phẩm.

3. Đề tài cấp Bộ Khoa học Công nghệ:

Xác định hoạt chất chống viêm trong dược liệu Hy thiêm (Siegesbeckia orientalis L.) để nghiên cứu nâng cao hiệu suất chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và nâng cấp tiêu chuẩn của các sản phẩm chứa Hy thiêm;

Nghiên cứu nâng cao hiệu suất qui trình chiết curcuminoid từ nghệ (Curcuma longa) qui mô pilot và xây dựng phương pháp xác định nguồn gốc curcuminoid tự nhiên;

Hoàn thiện công thức và đánh giá tác dụng phòng bệnh đường tiêu hóa của thức ăn chăn nuôi PremixHad trên lợn con.

Nghiên cứu quy trình công nghệ chiết xuất cao định chuẩn giàu saponin từ cây rau má (Centella asiatica (L.) Urb. - Apiaceae) và bào chế sản phẩm dùng cho các bệnh về da.

Xác định thành phần hoạt tính chính có tác dụng hạ đường huyết để xây dựng quy trình chiết xuất cao giàu hoạt chất từ Dây thìa canh [Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex Schult.] và nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng và tác dụng của sản phẩm Diabetna.

Đánh giá tác dụng kháng vi khuẩn Helicobater pylori của các dược liệu để phát triển dạng bào chế viên nang cứng từ bài thuốc y học cổ truyền Việt Nam chữa đau dạ dày; gồm  khổ sâm cho lá, khôi tía và bồ công anh.

 4. Nhiệm vụ Nghị định thư (hợp tác với KIST, Hàn Quốc)

Sàng lọc tác dụng sinh học và xác định thành phần hóa học có hoạt tính của một số loài đinh lăng Polyscias tại Việt Nam.

 

">View more