Viện KIST kết nối công nghệ tạo sản phẩm từ cây đinh lăng

Thứ sáu, 29/03/2019 | 17:00

Đây là dự án đầu tiên trong lĩnh vực dược liệu được các nhà khoa học, doanh nghiệp Hàn Quốc bắt tay cùng doanh nghiệp Việt.

Chiều 27/3, tại diễn đàn công nghiệp lần thứ II với chủ đề "Các hợp chất có hoạt tính sinh học từ nguồn thiên nhiên Việt Nam: Tiềm năng và ứng dụng" do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc (VKIST) tổ chức, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Hàn Quốc (KIST) đã ký hợp tác cùng công ty Cổ phần Traphaco nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ thảo dược trong đó có cây đinh lăng. Tại sự kiện nhiều chuyên gia, doanh nghiệp dược liệu Việt Nam đã chỉ ra thực trạng khai thác và ứng dụng dược liệu vẫn còn nhiều khó khăn.

PGS Phương Thiện Thương, Trưởng Khoa hóa phân tích - Tiêu chuẩn, Viện Dược liệu dẫn con số dược liệu Việt Nam hiện có hơn 5.000 loài nhưng thực tế ứng dụng chưa đến 10%. Nguyên nhân chính do thiếu công nghệ chiết xuất, thiếu các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng nên dù có lợi thế lớn để phát triển nguồn tài nguyên nhưng chưa khai thác được hết.

ong-khuong-vien-duoc-lieu-4347-1553679473

PGS Phương Thiện Thương nêu ý kiến.

Ở góc độ nghiên cứu, PGS Lê Mai Hương, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam cho biết, bà từng nghiên cứu nhiều sản phẩm cố nguồn gốc từ thiên nhiên, trong đó có nấm đầu khỉ. Nhóm nghiên cứu đã nuôi cấy thành công trong môi trường dịch thể và tạo sản phẩm thử nghiệm trên dòng tế bào ung thư.

Kết quả cho thấy các hoạt tính có tác động rõ trong ức chế hình thành và gây độc tế bào ung thư. Các thử nghiệm trên chuột ở liều điều trị dự phòng 2 – 3 tuần thấy đạt tăng cường hệ miễn dịch 51,85% so với đối chứng là 11,75%. Tỉ lệ chuột sống sót so với nhóm đối chứng là hơn 56%. Nhóm nghiên cứu đã ra được sản phẩm cuối cùng và mất 20 năm, nhưng PGS Hương chỉ ra nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường, đó là kinh nghiệm, vốn, rào cản về chứng nhận, thủ tục hành chính.

pgs-le-mai-huong-2-2107-1553679473

PGS Lê Mai Hương phát biểu tại sự kiện.

Ở góc độ doanh nghiệp, Ths Khuất Văn Mạnh, Công ty Nam Dược cho rằng rất nhiều dược liệu hiện không xác định rõ được hoạt chất chính xác, trong khi để đánh giá được tiềm năng hoạt chất sinh học cần nhiều thời gian, cần có thêm các nghiên cứu, điều tra để xác định.

Công nghệ chiết xuất hiện chủ yếu thu cao toàn phần sau khi cô hoặc sấy ở các điều kiện nhiệt độ kéo dài nên giảm hoạt tính tự nhiên. Do đó cần đổi mới công nghệ, tiếp cận các công nghệ chiết xuất tốt hơn mới có thể đảm bảo được chất lượng sản phẩm và hiệu quả điều trị khi sử dụng sản phẩm là mong muốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc chuyển giao công nghệ không đơn giản khi công nghệ có thể không áp dụng với tất cả các loại dược liệu.

Trước các bài toán khó khăn mà các doanh nghiệp, nhà khoa học gặp phải, TS Kum Dongwha, Viện trưởng VKIST cho biết, Viện sẽ bắt tay cùng doanh nghiệp cung cấp các giải pháp công nghệ và là cầu nối giữa các ngành công nghiệp và trường đại học, viện nghiên cứu, mang lại cơ hội để doanh nghiệp Việt tiếp cận công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm chiếm lĩnh thị trường.

Khởi động tháng 11/2017, đến tháng 3/2018 Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc khởi công xây dựng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc. Hiện VKIST đã tuyển dụng nhân sự cho các vị trí đứng đầu phòng thí nghiệm công nghệ thông tin và sinh học để khởi động các dự án đầu tiên